How to choose key Features

Chọn ra những điểm chính trong bài viết vốn là một việc khó với hầu hết các bạn học sinh, nhưng đây là một việc rất quan trọng. Những điểm chính bạn chọn ra sẽ là những thứ được đưa vào overview – đoạn văn quan trọng nhất trong toàn bộ bài viết của bạn. Nếu bạn không viết overview, bài viết của bạn sẽ chẳng thể được trên band 5. Nếu bạn không thể viết được một overview tốt, bạn chẳng thể đạt được band 7.0+. Một biểu đồ, bản đồ, diagram hay process sẽ có rất nhiều những đặc điểm, nhưng việc của bạn là tìm ra 2 – 4 điểm nổi bật nhất để đưa vào overview của mình. 

Một trong những cách phổ biến nhất để giải quyết phần này đó là hãy tự đặt ra cho bản thân một câu hỏi, đó là: Nếu như được chọn ra 2-4 điểm nổi bật nhất trong biểu đồ/bản đồ/diagram/process này thì bạn sẽ chọn cái gì?

Phần lớn học sinh hiện tại đều được các thầy cô dạy cho một cách rất máy móc, đó là, để tìm được những điểm nổi bật, phải xét:

Cái to nhất/bé nhất

Cột cao nhất/thấp nhất

Số liệu cao nhất/thấp nhất

Thay đổi lớn nhất

Khác biệt lớn nhất

Ngoại lệ lớn nhất

Đây là phương pháp khá phổ biến và được khá nhiều học sinh ưa chuộng. Bởi lẽ các học sinh thường thích cách học thep tips, theo phương pháp, theo công thức, nhưng với kì thi này thì những cách này đôi khi không hiệu quả. Đề thi của mỗi lần thi là khác nhau, có những đề thi phù hợp với phương pháp trên, nhưng cũng có những đề thi không phù hợp. Vì vậy, các bạn buộc phải suy nghĩ để chọn ra những điểm nổi bật chính xác nhất của đề bài. Suy nghĩ chính là cách hữu hiệu nhất trong kì thi này.

Vậy, làm sao để nhận diện được những điểm chính:

  1. Hãy dừng việc nhìn vào những công thức, những cách trí trá để tìm ra điểm nổi bật. Bạn nhất định phải suy nghĩ để tìm ra những điểm này.
  2. Dành ra một vài phút để nhìn. Có rất nhiều học sinh vội vàng, vừa nhận đề bài đã vội vã tìm ngay những điểm nổi bật, từ đó dẫn đến việc tìm kiếm trở nên gấp gáp, khó khăn và kết quả cho ra đôi khi không chính xác. Hãy cho bản thân thời gian nhìn một lượt đề bài trước khi bắt đầu phân tích và viết.
  3. Sau khi nhìn đề bài là đến thời gian suy nghĩ. Có rất nhiều học sinh cố gắng phức tạp hóa mọi thứ lên, vì họ nghĩ những câu trả lời quá đớn gian sẽ không thể ghi điểm. Hãy cố gắng suy nghĩ mọi thứ thật đơn giản.
  4. Đây có phải dynamic chart? Nếu là dynamic chart thì hãy chú ý đến những thay đổi, xu hướng rõ ràng, điểm bắt đầu và điểm kết thúc của biểu đồ qua một khoảng thời gian?
  5. Nếu không có sự thay đổi về gian thì đó chính là static chart. Nếu là static chart thì hãy chú ý đến so sánh những số liệu với nhau.
  6. Sau khi xác định được những điều trên, hãy bắt đầu nghĩ về 2 – 4 điều nổi bật bạn thấy từ biểu đồ.

Một trong những cách để bạn tham khảo cho việc chọn ra những điểm mấu chốt chính của bài viết đó chính là tập đọc báo nước ngoài, ví dụ như BBC News. Một ngày, những trang báo này phải cập nhật cho chúng ta một số lượng lớn những bài viết, bài tường thuật, báo cáo, nghiên cứu,… với một khối lượng thông tin đồ sộ. Mỗi bài báo của những trang báo này thường có trên 500 chữ với rất nhiều số liệu. Và dĩ nhiên, các nhà báo sẽ không thể viết về tất cả các thông tin họ thu thập được một cách riêng lẻ. Cách giải quyết của trường hợp này đó chính là họ sẽ sử dụng headlines – tiêu đề của bài báo, đồng thời chính là điểm mấu chốt mà họ muốn truyền tải nhất. Mặc dù trong bài báo chắc chắn sẽ có thêm các điểm mấu chốt khác, nhưng khi nhìn vào bài báo, chúng ta đều hiểu các nhà báo muốn truyền tải cho chúng ta thông tin gì.

Hãy sử dụng các trang báo nước ngoài, chọn mục Technology hoặc Science vì đây là hai mục thường có những bài nghiên cứu, báo cáo có chứa biểu đồ. Bạn có thể sử dụng những bài báo này để cải thiện kĩ năng viết task 1, khả năng chọn lọc ý chính, nâng cao khả năng đọc, vốn từ hay ngữ pháp của bạn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *