Trước hết, chúng ta có cùng tìm hiểu Tân ngữ là gì qua câu sau:
I intend to BUY A CAR next year.
Khái niệm Tân ngữ (Object) luôn đi kèm với khái niệm Ngoại động từ (Transitive Verb)
Ngoại động từ (Transitive Verb) chỉ 1 hành động GÂY TÁC ĐỘNG TRỰC TIẾP lên một đối tượng khác (ví dụ: BUY), trong đó Tân ngữ
(Object) chính là danh từ, đại từ hoặc cụm danh từ chỉ SỰ VẬT/NGƯỜI mà chịu tác động của Ngoại động từ (ví dụ: A CAR).
Hiểu đơn giản, Ngoại động từ LUÔN LUÔN phải có Tân ngữ phía sau, và ngược lại, Tân ngữ chỉ tồn tại khi đi sau Ngoại động từ của nó.
Nếu không có Tân ngữ, thông điệp mà câu văn muốn truyền đạt CHƯA HOÀN CHỈNH.
“I intend to BUY …” => Tôi dự định mua … mua cái gì?
Tân ngữ giả và Tân ngữ thật:
1. The heavy traffic makes it hard for students to arrive at school on time. (Giả)
2. The heavy traffic makes arriving at school on time hard for students. (Thật)
Trong câu ví dụ 1, đại từ (pronoun) là “it” đang là Tân ngữ cho động từ “make”, tuy nhiên cũng giống như trong bài Chủ ngữ giả mà thầy đã chia sẻ, “it” ở đây hoàn toàn vô nghĩa, và không thể dịch được, trong quá trình dịch, chúng ta bỏ luôn từ này “it”
=> “Giao thông đông đúc khiến các bạn học sinh khó mà đến trường đúng giờ.”
Hoàn toàn không dịch “it” là “nó” hay “việc đó” gì cả
Ngược lại trong câu ví dụ 2, Tân ngữ của động từ “make” là cả một cụm Ving “arriving at school on time”, và ở đây chúng ta dễ dàng dịch được câu văn
=> “Giao thông đông đúc khiến cho việc đến trường đúng giờ trở nên khó khăn hơn với các bạn học sinh”
Chúng ta có thêm một vài ví dụ sau đây:
– Young people often find it hard to resist the temptation of entertainment on the Internet. (Giả)
=> Young people often find the temptation of entertainment on the Internet hard to resist. (Thật)
– The Internet makes it easy for users to communicate from far distances. (Giả)
=> The Internet makes communicating from far distances easy for users. (Thật)
Chúng ta dễ thấy, cấu trúc Tân ngữ giả “It” thường xuất hiện trong các ngữ cảnh có yếu tố Tính từ và to V.
Có thể tạm thu gọn cấu trúc ngữ pháp của Tân ngữ giả như sau:
S + make/find + it + Adj (+ for Sb) + to V
Với các ví dụ trên đây, hi vọng các bạn đã hiểu rõ về cách ứng dụng Tân ngữ giả “It” trong khi paraphrase trong tiếng Anh nói chung và IELTS nói riêng. Chúc các bạn thành công.
Bài viết liên quan
Đọc hiểu dạng Matching Heading – Cách tránh mất điểm hiệu quả
Dạng bài Matching Heading trong phần IELTS Reading thường được đánh giá là thử thách [...]
Jun
CÁCH LÀM BÀI TRUE/FALSE/NOT GIVEN KHÔNG BỊ SAI
Dạng bài True / False / Not Given trong IELTS Reading luôn khiến thí sinh [...]
Jun
Kỹ Thuật Skim và Scan – Bạn Đã Dùng Đúng Cách Trong IELTS Reading?
Trong bài thi IELTS Reading, kỹ năng đọc nhanh không đơn thuần chỉ là “đọc [...]
Jun
3 Chiến Lược Đọc Nhanh Nhưng Vẫn Hiểu Bài Trong IELTS Reading
Trong bài thi IELTS Reading, bạn có 60 phút để hoàn thành 3 đoạn văn [...]
Jun
Chiến lược ghi chú nhanh và chính xác khi nghe trong IELTS Listening
Ghi chú (note-taking) là một kỹ năng không thể thiếu khi làm bài thi IELTS [...]
Jun
So sánh Listening Section 1 và Section 3
Trong bài thi IELTS Listening, nhiều thí sinh thường cảm thấy Section 1 khá dễ [...]
Jun