Khung Tham chiếu Châu Âu (CEFR – viết tắt của Common European Framework for Reference) là một tiêu chuẩn được quốc tế công nhận để mô tả mức độ thông thạo ngôn ngữ. CEFR được chấp nhận rộng rãi ở khắp châu Âu và ngày càng phổ biến trên toàn thế giới.
CEFR đánh giá năng lực ngoại ngữ theo 4 kỹ năng: Nghe – nói – đọc – viết. Khung tham chiếu sẽ chỉ rõ cho người học họ đang ở mức độ nào trong khung năng lực từ cơ bản nhất cho đến cấp độ thành thạo.
Khung trình độ chung châu Âu (CEFR) mô tả năng lực của người học dựa trên 06 mức trình độ cụ thể: A1, A2, B1, B2, C1 và C2. Cấp độ A1 là mức độ cơ bản nhất, sau đó người học có thể vươn lên các bậc cao hơn cho đến khi có thể sử dụng tiếng Anh thành thạo (Level of Proficiency).
- A1: Căn bản (Tốt nghiệp cấp I)
- A2: Sơ cấp (Tốt nghiệp cấp II)
- B1: Trung cấp (Tốt nghiệp cấp III và tốt nghiệp đại học không chuyên ngữ)
- B2: Trung cao cấp (Tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngữ)
- C1: Cao cấp (Tốt nghiệp đại học chuyên ngữ)
- C2: Thành thạo
Khung tham chiếu xem ngôn ngữ như là một công cụ mà thông qua đó mỗi người có thể đạt mục tiêu của mình, vì vậy những mô tả về năng lực ngôn ngữ trong Khung này đánh giá học viên có thể làm và đạt được gì bằng ngôn ngữ đó.
Do mỗi cấp độ CEFR bao hàm một loạt các khả năng ngôn ngữ khác nhau, thời gian cần để đạt được cho mỗi cấp độ là khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố, gồm động cơ, năng lực ngôn ngữ cá nhân, độ tuổi, cường độ học, phương pháp giảng dạy và học tập, ….
Các hệ thống đánh giá phổ biến hiện nay như IELTS, TOEIC, TOEFL, đều có thể quy chiếu sang CEFR . Nói cách khác, với người dạy và học ngoại ngữ, khung tham chiếu này cho chúng ta thông tin những kỳ thi chuẩn mực nào có thể được qui đổi ra khung trình độ Châu Âu và mức qui đổi chi tiết ra sao. Đặc biệt Chuẩn CAMBRIDGE của đại học Cambridge ESOL Examinations tương đương khung tham chiếu CEFR này.
Để dễ hình dung các bạn có thể tham khảo bảng sau:
CEFR | IELTS | TOEIC |
A1 | < 3.0 | < 350 |
A2 | 3 – 4 | 350 – 550 |
B1 | 4 – 5 | 550 – 750 |
B2 | 5 – 6.5 | 750 – 880 |
C1 | 7 – 8 | 880 – 950 |
C2 | 8+ | 950+ |
Tuy nhiên, trong môi trường doanh nghiệp, CEFR không được chấp nhận rộng rãi như vậy. Nếu bạn quyết định sử dụng CEFR trong CV với mục đích chuyên môn, tốt nhất bạn vẫn cần bổ sung bản mô tả trình độ, một điểm số kì thi tiêu chuẩn hóa và ví dụ về những trường hợp mà bạn đã sử dụng kỹ năng ngôn ngữ của mình (du học hay làm việc tại nước ngoài,…).
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho các bạn!
Các bạn có thể tham khảo các khóa học của IGE IELTS tại đây
Bài viết liên quan
Các Bài Đọc Mẫu và Chiến Thuật Làm Bài Reading Hiệu Quả Trong IELTS
Kỹ năng Reading trong bài thi IELTS yêu cầu thí sinh phải đọc hiểu nhanh [...]
Sep
Chiến Lược Cải Thiện Kỹ Năng Speaking
Kỹ năng Speaking trong bài thi IELTS thường gây áp lực lớn cho nhiều thí [...]
Sep
Cách Nâng Cao Kỹ Năng Listening Với Các Nguồn Tài Liệu Miễn Phí
Kỹ năng Listening là một phần quan trọng trong bài thi IELTS, và việc cải [...]
Sep
Nguyên nhân khiến bạn mất gốc tiếng Anh
Trước khi tìm hiểu xem phương pháp học như thế nào, bạn cần phải hiểu [...]
Jul
Những sai lầm khi học tiếng Anh giao tiếp của người đi làm
Khi học tiếng Anh giao tiếp, người đi làm thường mắc phải những sai lầm [...]
Jul
Sợ mắc lỗi – Lỗi sai phổ biến khi học tiếng Anh giao tiếp
Khi bắt đầu học một kỹ năng mới, đặc biệt là học tiếng Anh giao [...]
Jul