Làm quen với bảng chữ cái chính là bước đầu tiên để bạn bước vào một thế giới ngôn ngữ mới. Vậy nên, bài viết sau đây sẽ giới thiệu tổng quan về bảng chữ cái tiếng Anh giúp các bậc phụ huynh hỗ trợ các bé trong quá trình mới tiếp xúc với tiếng Anh.
Bảng chữ cái tiếng Anh (The English Alphabet)
Bảng chữ cái tiếng anh gồm tổng cộng 26 chữ cái, trong đó có 5 nguyên âm (u,e,o,a,i) và 21 phụ âm (b, c, d, f, g, h, j, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, w, x, y, z)
A a /eɪ/ |
B b /bi:/ |
C c /si:/ |
D d /di:/ |
E e /i:/ |
F f /ef/ |
G g /dʒi:/ |
H h /eɪt∫/ |
I i /aɪ/ |
J j /dʒeɪ/ |
K k /keɪ/ |
L l /el/ |
M m /em/ |
N n /en/ |
O o / əu/ |
P p /pi:/ |
Q q /kju:/ |
R r /a:/ |
S s /es/ |
T t /ti:/ |
U u /ju:/ |
V v /vi:/ |
W w / ‘dʌblju:/ |
X x /eks/ |
Y y /waɪ/ |
Z z /zed/ /zi:/ |
Mức độ quan trọng và tần suất sử dụng của từng kí tự
Chữ cái thường xuất hiện nhiều nhất trong tiếng Anh là chữ E được sử dụng trong nhiều kí tự khác nhau và chữ cái ít dùng nhất là chữ Z. Danh sách dưới đây cho thấy tần suất tương đối của các chữ cái trong một văn bản tiếng Anh nhìn chung dưới sự nghiên cứu và phân tích của tác giả Robert Edward Lewand dẫn ra:
A | 8,17% | N | 6,75% |
B | 1,49% | O | 7,51% |
C | 2,78% | P | 1,93% |
D | 4,25% | Q | 0,10% |
E | 12,70% | R | 5,99% |
F | 2,23% | S | 6,33% |
G | 2,02% | T | 9,06% |
H | 6,09% | U | 2,76% |
I | 6,97% | V | 0,98% |
J | 0,15% | W | 2,36% |
K | 0,77% | X | 0,15% |
L | 4,03% | Y | 1,97% |
M | 2,41% | Z | 0,07% |
Cách đọc phiên âm tiếng Anh
Để đọc được phiên âm xuất hiện trong dấu // trong từ điển, các bạn cần biết các âm cơ bản trong tiếng Anh.
Bảng phiên âm quốc tế (Phonemic Chart) bao gồm 44 âm, trong đó có 20 âm nguyên âm và 24 âm phụ âm được thể hiện bằng các kí hiệu phiên âm. Những kí hiệu này cho biết cách đọc của các chữ, từ.
Cách đọc phiên âm tiếng Anh khá giống với âm tiếng Việt, ngoại trừ, một vài âm không có trong bảng phiên âm tiếng Việt.

Bạn có thấy khi tra từ điển thì người ta thường để phiên âm của từ ngay bên cạnh không?
Khá nhiều người học tiếng Anh thường đọc các từ theo sự ghi nhớ và có thể đọc nhầm các từ ít gặp hoặc chưa từng sử dụng vì không nắm rõ các nguyên tắc đọc phiên âm trong tiếng Anh.
Nếu nắm rõ cách đọc các ký tự phiên âm này, bạn có thể đọc bất cứ từ nào chuẩn xác và có thể phân biệt được các từ có âm gần giống nhau, ví dụ như: ship và sheep, bad và bed…
Phiên âm của nguyên âm và phụ âm được chia ra làm 2 bảng sau.
Nguyên Âm
Bộ Âm | Mô Tả | Môi | Lưỡi | Độ Dài Hơi |
/ ɪ / | Âm i ngắn, giống âm “i” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn ( = 1/2 âm i). | Môi hơi mở rộng sang 2 bên. | Lưỡi hạ thấp. | Ngắn |
/i:/ | Âm i dài, kéo dài âm “i”, âm phát trong khoang miệng chứ không thổi hơi ra. | Môi mở rộng sang 2 bên như đang mỉm cười. | Lưỡi nâng cao lên. | Dài |
/ ʊ / | Âm “u” ngắn, na ná âm “ư” của tiếng Việt, không dùng môi để phát âm này mà đẩy hơi rất ngắn từ cổ họng. | Hơi tròn môi. | Lưỡi hạ thấp. | Ngắn |
/u:/ | Âm “u” dài, kéo dài âm “u”, âm phát trong khoang miệng chứ không thổi hơi ra. | Khẩu hình môi tròn. | Lưỡi nâng lên cao. | Dài |
/ e / | Giống âm “e” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn. | Mở rộng hơn so với khi phát âm âm / ɪ /. | Lưỡi hạ thấp hơn so với âm / ɪ /. | Dài |
/ ə / | Giống âm “ơ” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn và nhẹ. | Môi hơi mở rộng. | Lưỡi thả lỏng. | Ngắn |
/ɜ:/ | Âm “ơ” cong lưỡi, phát âm âm /ɘ/ rồi cong lưỡi lên, âm phát trong khoang miệng. | Môi hơi mở rộng. | Cong lên, chạm vào vòm miệng trên khi kết thúc âm. | Dài |
/ ɒ / | Âm “o” ngắn, giống âm o của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn. | Hơi tròn môi. | Lưỡi hạ thấp. | Ngắn |
/ɔ:/ | Âm “o” cong lưỡi, phát âm âm o như tiếng Việt rồi cong lưỡi lên, âm phát trong khoang miệng. | Tròn môi. | Cong lên, chạm vào vòm miệng trên khi kết thúc âm. | Dài |
/æ/ | Âm a bẹt, hơi lai giữa âm “a” và “e”, cảm giác âm bị đè xuống. | Miệng mở rộng, môi dưới hạ thấp xuống. | Lưỡi được hạ rất thấp. | Dài |
/ ʌ / | Na ná âm “ă” của tiếng việt, hơi lai giữa âm “ă” và âm “ơ”, phải bật hơi ra. | Miệng thu hẹp. | Lưỡi hơi nâng lên cao. | Ngắn |
/ɑ:/ | Âm “a” kéo dài, âm phát ra trong khoang miệng. | Miệng mở rộng. | Lưỡi hạ thấp. | Dài |
/ɪə/ | Đọc âm / ɪ / rồi chuyển dần sang âm / ə /. | Môi từ dẹt thành hình tròn dần. | Lưỡi thụt dần về phía sau. | Dài |
/ʊə/ | Đọc âm / ʊ / rồi chuyển dần sang âm /ə/. | Môi mở rộng dần, nhưng không mở rộng. | Lưỡi đẩy dần ra phía trước. | Dài |
/eə/ | Đọc âm / e / rồi chuyển dần sang âm / ə /. | Hơi thu hẹp môi. | Lưỡi thụt dần về phía sau. | Dài |
/eɪ/ | Đọc âm / e / rồi chuyển dần sang âm / ɪ /. | Môi dẹt dần sang 2 bên. | Lưỡi hướng dần lên trên. | Dài |
/ɔɪ/ | Đọc âm / ɔ: / rồi chuyển dần sang âm /ɪ/. | Môi dẹt dần sang 2 bên. | Lưỡi nâng lên & đẩy dần ra phía trước. | Dài |
/aɪ/ | Đọc âm / ɑ: / rồi chuyển dần sang âm /ɪ/. | Môi dẹt dần sang 2 bên. | Lưỡi nâng lên và hơi đẩy ra phía trước. | Dài |
/əʊ/ | Đọc âm / ə/ rồi chuyển dần sang âm / ʊ /. | Môi từ hơi mở đến hơi tròn. | Lưỡi lùi dần về phía sau. | Dài |
/aʊ/ | Đọc âm / ɑ: / rồi chuyển dần sang âm /ʊ/. | Môi tròn dần. | Lưỡi hơi thụt dần về phía sau. | Dài |
Lưu ý:
- Khi phát âm các nguyên âm này, dây thanh quản rung.
- Từ âm /ɪə / – /aʊ/: Phải phát âm đủ cả 2 thành tố của âm, chuyển âm từ trái sang phải, âm đứng trước phát âm dài hơn âm đứng sau một chút.
- Các nguyên âm không cần sử dụng răng nhiều => không cần chú ý đến vị trí đặt răng.
Tổng hợp
Đối với môi:
- Chu môi: /∫/, /ʒ/, /dʒ/, /t∫/
- Môi mở vừa phải (âm khó): / ɪ /, / ʊ /, / æ /
- Môi tròn thay đổi: /u:/, / əʊ /
- Lưỡi răng: /f/, /v/
Đối với lưỡi:
- Cong đầu lưỡi chạm nướu: / t /, / d /, / t∫ /, / dʒ /, / η /, / l /
- Cong đầu lưỡi chạm ngạc cứng: / ɜ: /, / r /.
- Nâng cuống lưỡi: / ɔ: /, / ɑ: /, / u: /, / ʊ /, / k /, / g /, / η /
- Răng lưỡi: /ð/, /θ/.
Đối với dây thanh:
- Rung (hữu thanh): các phụ âm, /b/, /d/, /g/, /v/, /z/, /m/, /n/, /w/, /j/, /dʒ/, /ð/, /ʒ/
- Không rung (vô thanh): /p/, /t/, /k/, /f/, /s/, /h/, /∫/, /θ/, /t∫/
Đọc đúng phiên âm tiếng Anh chuẩn góp phần giúp bạn phát âm tốt và viết chính tả chính xác hơn. Thậm chí kể cả đối với những từ chưa biết, một khi bạn nắm chắc kỹ năng này thì lúc nghe được người bản xứ phát âm, bạn cũng có thể viết khá chính xác từ ấy.
Và một điều quan trọng cuối cùng: chăm chỉ luyện tập, học tiếng Anh mỗi ngày sẽ đưa bạn đến sự thành thạo và nhuần nhuyễn trong giao tiếp.
Chúc các bạn thành công nhé !
Thông tin các khóa học tiếng Anh, luyện thi IELTS của IGE IELTS.
Bài viết liên quan
Đọc hiểu dạng Matching Heading – Cách tránh mất điểm hiệu quả
Dạng bài Matching Heading trong phần IELTS Reading thường được đánh giá là thử thách [...]
Jun
CÁCH LÀM BÀI TRUE/FALSE/NOT GIVEN KHÔNG BỊ SAI
Dạng bài True / False / Not Given trong IELTS Reading luôn khiến thí sinh [...]
Jun
Kỹ Thuật Skim và Scan – Bạn Đã Dùng Đúng Cách Trong IELTS Reading?
Trong bài thi IELTS Reading, kỹ năng đọc nhanh không đơn thuần chỉ là “đọc [...]
Jun
3 Chiến Lược Đọc Nhanh Nhưng Vẫn Hiểu Bài Trong IELTS Reading
Trong bài thi IELTS Reading, bạn có 60 phút để hoàn thành 3 đoạn văn [...]
Jun
Chiến lược ghi chú nhanh và chính xác khi nghe trong IELTS Listening
Ghi chú (note-taking) là một kỹ năng không thể thiếu khi làm bài thi IELTS [...]
Jun
So sánh Listening Section 1 và Section 3
Trong bài thi IELTS Listening, nhiều thí sinh thường cảm thấy Section 1 khá dễ [...]
Jun