Phải làm gì nếu bạn tiếp tục thất bại trong bài kiểm tra?

Phải làm gì nếu bạn tiếp tục thất bại trong bài kiểm tra iELTS

Writing là một kĩ năng khó của IELTS. Có rất nhiều học sinh đã đi thi rất nhiều lần nhưng đều không thể đạt được mức điểm mình mong muốn ở kĩ năng này, khiến các bạn thường rơi vào tình trạng chán nản, bỏ cuộc, thậm chí là bị stress rất nặng nề. Vậy, để vượt qua được tình trạng đó, các bạn cần phải làm những gì? Dưới đây là một kế hoạch bốn bước mà nhiều học sinh đã thử và vượt qua được thời kì khó khăn đó để đạt được kết quả mình mong muốn.

Bước 1: Dành thời gian để hồi phục tâm trạng:

Bạn là một thí sinh đã ôn luyện rất kĩ càng để chuẩn bị cho kì thi IELTS, nhưng đến khi xem điểm, kết quả lại không giống như những gì bạn kì vọng. Lúc đó chắc chắn bạn sẽ thấy rất căng thẳng và thất vọng. Vì vậy, lúc này, đừng ngần ngại giải phóng những cảm xúc tiêu cực của bản thân. Bạn có thể dành 2-3 ngày để ủ rũ, khóc lóc hoặc đi chơi, tham gia vào một vài bữa tiệc của bạn bè để cải thiện cảm xúc, và sau đó nhất định phải dừng lại. Nếu bạn để những cảm xúc tiêu cực kéo dài thì nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng của bạn về sau, và có thể nó sẽ tác động khiến bạn buông xuôi tất cả.

Bạn cần phải phân biệt rạch ròi rằng “Opportunity not evidence” – “Khả năng không phải bằng chứng”. Sau khi nhận một kết quả thi không tốt, học sinh thường có hai hướng tâm trạng chính. Sẽ có một nhóm học sinh cho rằng điểm thấp chính là bằng chứng thể hiện chúng là những người kém cỏi và không có khả năng, từ đó chúng sẽ mặc định mình luôn thất bại và bỏ cuộc, không muốn cố gắng. Ngược lại, sẽ có những học sinh nhận định điểm thấp chỉ là khả năng của chúng chưa tới mà thôi. Nếu như cố gắng thì điểm số của chúng sẽ có thể cải thiện được. Và những học sinh ở nhóm số hai thường thất bại ở lần một, nhưng lần sau nhất định chúng sẽ thành công. Vì vậy, tôi muốn bạn hiểu rằng, điểm số của bạn chỉ biểu thị khả năng của bạn vào thời điểm bạn làm bài, nó không thể hiện bạn là người kém cỏi, chỉ cần bạn nâng cao khả năng thì tự khắc điểm số của bạn sẽ cải thiện.

Thứ ba, bạn không được đổ lỗi. Khi bị điểm thấp, bạn không nên đổ lỗi tại hoàn cảnh, tại giáo viên hay tại mọi người xung quanh. Bản thân bạn chính là người phải chịu trách nhiệm cho điểm số của mình. Chỉ có như vậy bạn mới có thể tiếp tục cố gắng và khắc phục những hạn chế của bản thân. 

Bước 2: Tìm ra lý do chính xác về mức điểm của bạn:

Sau khi vượt qua được thời kì khó khăn, việc tiếp theo bạn phải làm là tìm ra lý do chính xác tại sao mình chỉ đạt được mức điểm ấy để từ đó tìm cách khắc phục. Ví dụ, bạn chỉ đạt được mức điểm đó vì cách diễn đạt của bạn chưa tốt, ngữ pháp còn chưa chính xác, từ vựng không phong phú,… 

Bạn cần tìm ra tất cả lý do khiến bạn mất điểm trong bài thi. Nếu như bạn không hiểu rõ khuyết điểm của bản thân thì bạn không thể sửa chữa nó.

Đừng ngại nhờ giáo viên, gia sư, các chuyên gia hoặc những người đạt điểm cao trong kì thi IELTS giúp đỡ để họ chỉ ra nhược điểm của bản thân bạn.

Bước 3: Đặt ra một kế hoạch thực tế:

Sau khi đã nhận rõ những điểm yếu của bản thân là gì thì bạn nhất định phải đặt ra kế hoạch để sửa chữa chúng. Lưu ý một điều rằng kế hoạch bạn đặt ra phải thực tế, phù hợp với khả năng của bản thân và không được quá xa vời.

Bạn nên viết ra một cách chính xác tất cả những gì mà mình định làm để khắc phục những điểm yếu của mình. Ví dụ như từ vựng của bạn không phong phú thì bạn cần đặt ra một số kế hoạch, công việc như: học từ mới theo chủ đề, một ngày học bao nhiêu từ hay bao nhiêu chủ đề, tập viết và vận dụng những từ học được vào bài viết của mình,…

Bước 4: Hành động:

Sau khi có kế hoạch, điều tiếp theo bạn phải làm đó chính là hành động. 

Bạn nhất định phải thực hiện những công việc mà mình đã đặt ra, chỉ có như vậy thì bạn mới có thể khắc phục được những nhược điểm của bản thân để hướng đến một kết quả tốt hơn. Sẽ không có phép màu nào giúp bạn ngoài bản thân bạn.

Lưu ý một chú rằng đọc nhiều sách, xem nhiều video, làm nhiều bài tập cũng tốt, nhưng đối với những bạn đã đi thi nhiều lần nhưng điểm vẫn không cải thiện thì những việc này cũng không thực sự hữu ích. Điều quan trọng mà những bạn này phải làm đó chính là tìm cho ra những lý do khiến bạn mất điểm trong bài thi và khắc phục nó.

Trên đây là một kế hoạch 4 bước để giúp các bạn đi thi nhiều lần có thêm động lực và phương hướng để cải thiện điểm số của bản thân. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *