Khi bắt đầu học đến một trình độ tiếng Anh nhất định, nhiều bạn học tiếng Anh nhận ra rằng mình có một thói quen dịch thầm trong đầu, khiến cho bản thân đọc, nghe hiểu khá chậm cũng như gặp nhiều khó khăn khi nói. Trong bài viết này, mình sẽ đi sâu vào phân tích và đưa ra phương án giải quyết cho thói quen dịch thầm trong bài thi IELTS và nếu như bạn đang muốn luyện IELTS mà bị mông lung thì có thể inbox cho mình để nhận lộ trình cụ thể để luyện nhá
Bản chất của quá trình trên không phải là quá trình học ngôn ngữ, tức người đó không học cách nói về cái ghế trong tiếng Anh mà thực chất đang học cách liên hệ giữa 2 từ là “chair” và “cái ghế” với nhau. Do đó khi họ muốn nói đến cái ghế nhưng bằng tiếng Anh, người này sẽ truy xuất vào trí nhớ để lấy từ tiếng Việt “cái ghế”, rồi sau đó đi tìm cái đã được liên kết với cái ghế trước đó là “chair”, rồi mới đưa được thông tin ra ngoài.
Hệ quả khi giao tiếp tiếng Anh
Hệ quả trực tiếp và dễ thấy nhất mà thói quen dịch thầm dẫn tới là làm chậm khả năng giao tiếp tiếng Anh một cách đáng kể. Như đã phân tích ở trên, cơ chế của quá trình dịch trong đầu khiến người học phải trải qua nhiều bước phức tạp và khá tốn thời gian.
Trước hết, với khả năng nghe – đọc (hay tiếp nhận thông tin), bạn cần phải trải qua bước dịch ngôn ngữ rồi mới có thể xử lý thông tin, dẫn tới độ trễ trong việc nắm bắt thông tin. Do đó gây ra tình trạng không nghe kịp thông tin hoặc đọc chậm.
Với khả năng nói – viết, người học còn gặp nhiều khó khăn hơn bởi không chỉ cần phải dịch suy nghĩ thành ngôn ngữ khác mà còn phải sắp xếp làm sao cho đúng quy tắc ngữ pháp của ngôn ngữ đó. Vì những lí do này, việc xử lý thông tin của bạn khi giao tiếp rất kém, dẫn đến sự tự ti, ngại ngùng và nỗi sợ phải GIAO TIẾP.
Kỹ năng Nghe (Listening)
Khó khăn với các dạng bài điền tên riêng và số
Đầu tiên, hãy xét đến những dạng bài điền tên riêng hoặc số điện thoại, mã code ở phần 1 của bài thi Listening. Khi nghe người nói đánh vần những phần này, có nhiều thí sinh sẽ gặp khó khăn trong việc theo kịp tốc độ của người nói bởi chưa kịp xử lý thông tin. Chẳng hạn như người nói đọc một chuỗi postcode như sau: R..5..8..9..7..N..D..7..2..P.
Một thí sinh có thói quen dịch thông tin sang tiếng Việt sẽ thực hiện quá trình sau đây trong đầu: dịch “five” thành “năm”, rồi liên kết đến hình ảnh số 5 để viết ra giấy. Lý do thí sinh có xu hướng đi theo quá trình suy nghĩ trên là bởi bản chất là thí sinh này trước đó đã liên kết hai âm thanh “five” và “năm” với nhau rất nhiều lần, và từ “năm” được liên kết với hình ảnh số “5” nhiều hơn là “five” liên kết với hình ảnh số 5 (do là ngôn ngữ mẹ đẻ). Vấn đề xảy đến khi thí sinh gặp trục trặc trong một bước nào đó trong quá trình trên.
Chẳng hạn thí sinh quên mất âm thanh “en” liên kết với âm thanh tương ứng nào trong tiếng Việt, thí sinh sẽ mất thời gian nhớ xem đó là âm thanh gì, rồi mới tìm được đúng hình ảnh để viết ra. Trong lúc đó thì thông tin của cả dãy code đã trôi qua. Thí sinh bị lỡ mất phần còn lại của đáp án.
Khó khăn trong việc nghe – hiểu thông tin
Như đã phân tích ở những phần trước, thói quen dịch thầm khiến cho thí sinh có xu hướng dịch những mảnh thông tin nhỏ thay vì trực tiếp nắm bắt ý của cả câu, nhất là khi đó là câu phức dài và chứa nhiều thông tin.
Một thói quen khá phổ biến ở nhiều thí sinh trình độ 3 – 6.5 (của Listening) đó là nghe bắt từ. Thí sinh sẽ nghe và bắt những thông tin có liên quan đến câu hỏi thay vì cố gắng hiểu cả câu. Bởi việc dịch thầm các cụm thông tin khiến cho việc bắt kịp ý của cả câu rất khó khăn, thí sinh thường chỉ nghe được câu ngắn hoặc những thông tin cơ bản. Với những thí sinh có mục tiêu 5 – 6, chiến thuật này có thể sẽ vẫn hiệu quả trong bài thi IELTS.
Tuy nhiên nếu thí sinh có mục tiêu cao hơn (trên 7) thì sẽ cần loại bỏ dần thói quen bắt từ này mà nguyên căn bắt nguồn từ việc dịch thầm. Lý do là bởi ở nhiều câu hỏi, các câu nói sẽ có nhiều thông tin gây nhiễu, nhất là đối với các phần multiple choice, thí sinh cần nắm được thái độ và quan điểm của người nói. Việc dịch thầm sẽ làm giảm tốc độ nghe hiểu đi đáng kể và khiến não bộ thí sinh không kịp xử lý để hiểu đại ý và các thông tin quan trọng.
Kỹ năng đọc (Reading)
Vấn đề lớn nhất mà thói quen dịch thầm gây ra với kỹ năng đọc là làm giảm tốc độ đọc. Những thí sinh ở trình độ Foundation hoặc Intermediate thường hay dịch từng từ trong câu, rồi sau đó cố gắng xâu chuỗi các từ đó lại để đoán nghĩa cả câu. Vấn đề xảy ra khi thí sinh gặp từ mới chưa biết, hoặc hiểu sai nghĩa của các từ đa nghĩa do không nắm được ngữ cảnh. Điều này dẫn tới việc thí sinh khó hiểu được ý tưởng của đoạn hay rộng hơn là cả bài. Từ đó rất khó để trả lời được các câu hỏi.
Kỹ năng viết (Writing)
Với kỹ năng viết, thói quen dịch thầm có thể không ảnh hưởng nhiều đến bài viết của bài thi IELTS cũng như các tiêu chí được chấm điểm. Tuy nhiên, có một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc suy nghĩ bằng tiếng Anh có thể tăng độ lý trí và tính khách quan của ý tưởng.
Kỹ năng nói (Speaking)
Ảnh hưởng của thói quen dịch thầm biểu hiện rõ hơn cả trong kỹ năng Nói ở bài thi IELTS. Trong bốn yếu tố về đội trôi chảy (Fluency), từ vựng (Lexical Resource), ngữ pháp (Grammatical Range & Accuracy), và phát âm (Pronunciation), yếu tố bị tác động trực tiếp là yếu tố trôi chảy và mạch lạc (Fluency and Coherence). Lý do cũng đến từ việc mất thời gian cho khâu suy nghĩ và dịch nghĩa để tạo thành câu.
Như đã đề cập ở trên, khả năng suy nghĩ bằng tiếng Anh là yếu tố rất quan trọng trong việc sử dụng ngôn ngữ thành thạo. Lý do là bởi khả năng suy nghĩ bằng tiếng Anh loại bỏ rào cản về ngôn ngữ, cho phép người học tập trung xử lý thông tin một cách gần như tức thì, và trình bày thông tin hiệu quả theo ý muốn và đạt kết quả tốt trong tiếng anh giao tiếp thông thường cũng như trong bài thi IELTS.
Rèn luyện suy nghĩ bằng tiếng Anh để cải thiện cách làm bài thi IELTS
Bài tập 1: Học từ bằng hình ảnh (với những từ chỉ đối tượng cụ thể, hữu hình)
Bạn đọc đã biết rằng, nguồn gốc của thói quen dịch thầm nằm ở cách học từ vựng theo phương thức liên kết các từ giữa ngôn ngữ mới và ngôn ngữ mẹ đẻ. Vì vậy, phương án giải quyết trực tiếp nhất đó chính là thay đổi phương pháp học và ghi nhớ từ, cụ thể hơn là liên kết từ mới trong tiếng anh đó với hình ảnh.
Để thực hành phần đã học, bạn đọc có thể áp dụng với những thứ xung quanh. Ví dụ:
* Bài tập nhỏ 1: Chỉ tay vào những thứ bất kỳ xung quanh (hoặc trong tranh, ảnh) rồi cố gắng nói ra từ chỉ sự vật đó trong tiếng Anh nhanh nhất có thể
* Bài tập nhỏ 2: Đặt đồng hồ đếm ngược, trong vòng 1 phút cố gắng kể ra tên của nhiều sự vật trong phòng (hoặc tranh, ảnh) bằng tiếng Anh nhất có thể.
Tip: Việc chuẩn bị những thẻ từ vựng flashcard có hình sẽ là công cụ hỗ trợ rất tốt cho những bài tập như thế này.
Bài tập 2: Diễn tả nghĩa từ mới bằng vốn tiếng Anh đã biết
Phương pháp này thường không được mọi người ưa chuộng bởi chúng bất tiện và khó khăn hơn khi so với việc dịch thẳng sang ngôn ngữ mẹ đẻ. Tuy nhiên, việc diễn tả nghĩa từ mới bằng vốn đã biết không chỉ giúp người học tự rèn luyện khả năng suy nghĩ bằng tiếng Anh mà còn là giải pháp cho những tình huống “quên từ” khi giao tiếp tiếng Anh.
Để thực hành bài tập này, bạn đọc có thể sử dụng từ điển Anh – Anh để tìm kiếm nghĩa của từ, sau đó viết lại bằng tiếng Anh theo cách phù hợp với bản thân mình hơn: có thể là viết lại một câu định nghĩa ngắn gọn, hoặc một vài từ đồng nghĩa mình đã biết.
Ví dụ: Khi bắt gặp một từ mới là reassure, bạn đọc tra từ điển Anh – Anh Cambridge thu được nghĩa của từ này là: to comfort someone and stop them from worrying. Bạn đọc có thể tự đơn giản hoá định nghĩa này hơn nữa bằng “to make someone less worry”.
Tip: Quizlet là một công cụ khá tối ưu để giúp bạn có thể thực hành bài tập này. Bạn có thể nhập từ mới mà mình đã biết, sau đó nhập định nghĩa hoặc từ đồng nghĩa ở bên cạnh. Quizlet sẽ tự động chuyển chúng thành dạng flashcard và tạo ra các bài tập ôn luyện, kiểm tra đánh giá mức độ nhớ bài của người dùng.
Bài tập 3: Diễn đạt những thông tin nhỏ, đơn giản
Sau khi thực hành với từ, bạn đọc sẽ tiếp tục với những câu nói ngắn, đơn giản.
* Bài tập nhỏ 1: Nhìn những sự vật, sự việc xung quanh (hoặc trong tranh, ảnh, phim,…) và miêu tả hoạt động, cảm xúc của các nhân vật trong đó bằng một câu ngắn gọn. Cố gắng không dịch sang tiếng Việt mà hãy liên hệ trực tiếp viễn cảnh mà bạn nhìn thấy với những từ trong tiếng Anh mà bạn đã biết. Ví dụ:
* My dad is watching TV.
* The man in the film is sad.
* The weather outside is bad.
* Bài tập nhỏ 2: Xem một đoạn phim hay video ngắn về một thứ gì đó bạn thích và thử tóm tắt lại bằng tiếng Anh. Ví dụ như sau khi xem xong một đoạn review một sản phẩm công nghệ, bạn đọc có thể thử tóm tắt lại như sau:
* The video is about the Tesla model 3 review. The reviewer tested the tech functions of the car, and he was really excited about them. He thinks Tesla model 3 is a good electric car for everyone.
*
Lợi thế của phương pháp này là bạn đọc được kết hợp với những nội dung gần gũi mà mình yêu thích. Từ đó việc luyện tập cũng trở nên tự nhiên hơn. Mục tiêu của bài tập là để giúp người học có phản xạ tốt hơn với ngôn ngữ (hay nói cách khác là tăng cường liên kết giữa ngôn ngữ mới và những hiện tượng diễn ra xung quanh). Ngoài ra, còn rất nhiều bài tập nữa để giúp bạn cải thiện được khả năng phản xạ cũng như giúp level giao tiếp của bạn lên một tầm mới đấy inbox mình trao đổi thêm nếu bạn có hứng thú ạ kkk
Bài viết liên quan
Làm Thế Nào Để Xây Dựng Nền Tảng Tiếng Anh Vững Chắc?
Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao một số người học tiếng Anh rất [...]
Dec
Bí Quyết Học Tiếng Anh Cho Dân Công Sở
Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, tiếng Anh không còn đơn giản là [...]
Dec
Những Mẹo Giúp Phát Triển Kỹ Năng Đọc Hiểu Tiếng Anh Hiệu Quả
Kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh là nền tảng quan trọng không chỉ trong việc [...]
Dec
Cách Xây Dựng Thói Quen Đọc Tiếng Anh Hàng Ngày
Việc xây dựng thói quen đọc tiếng Anh hàng ngày là một trong những cách [...]
Nov
Làm Thế Nào Để Tránh Lan Man Trong Task 1 Và Task 2 IELTS?
Trong bài thi IELTS Writing, lỗi lan man là một trong những nguyên nhân chính [...]
Nov
Tại Sao Nghe Nhiều Không Giúp Cải Thiện Điểm Listening Nếu Không Có Chiến Lược?
Khi bắt đầu luyện IELTS Listening, nhiều người thường có suy nghĩ đơn giản: “Nghe [...]
Nov